DU LỊCH HÀ TIÊN
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Đặc sản từ những con cá rô

Đặc sản từ những con cá rô Cá rô có mặt quanh năm, trên đồng cạn, dưới sông sâu. Cùng với cá lóc, cá trê, cá chốt, người bình dân dùng nhiều hình thức để bắt cá. Từ quăng chài, giăng lưới, xúc rổ, cắm câu, nơm, đến bắt bằng tay không. Từ thực tế điền dã, chúng tôi giới thiệu một số cách bắt cá rô thông dụng.

Đặc sản từ những con cá rô

Đặc sản từ những con cá rô

Các bài viết về món cá rô kho ngon:

>> Cá rô kho tương

>> Cá rô kho tộ nam bộ

>> Cá rô kho tiêu

>> Cá rô kho nghệ

>> Cá rô kho khế

>> Cá rô kho gừng

Đặc sản từ những con cá rô Cá rô có mặt quanh năm, trên đồng cạn, dưới sông sâu. Cùng với cá lóc, cá trê, cá chốt, người bình dân dùng nhiều hình thức để bắt cá. Từ quăng chài, giăng lưới, xúc rổ, cắm câu, nơm, đến bắt bằng tay không. Từ thực tế điền dã, chúng tôi giới thiệu một số cách bắt cá rô thông dụng.

Muốn câu cá rô tôm tích phải kiếm mồi. Mồi câu cá nhạy nhất là trứng kiến vàng. Kiến vàng làm ổ trên ngọn bần, trâm bầu, cà na. Muốn có trứng kiến phải dùng cây trúc dài mấy thước, buột ở ngọn cái rổ lòng thòng, rồi chọc thẳng vào ổ kiến. Tay phải rung, đập liên hồi vừa để cho trứng kiến rớt vô rổ, vừa đuổi những con kiến lớn.

1. Con cá rô đồng

Miền Tây Nam bộ là một vùng đất nổi tiếng trù phú về sản vật thiên nhiên. Đặc biệt, ở đây chim trời cá nước nhiều vô kể. Từ tôm, cá, rắn, lươn, rùa, đến cò, diệc, dơi, ba khía, ong mật. Riêng về cá cũng có rất nhiều loại, có loại sống ở nước mặn, loại sống ở nước ngọt, loại lại thích nghi với vùng nước lợ. Trong đó, cá rô là một trong những loài cá quen thuộc với người miền Tây Nam bộ. Khắp sông rạch, ao đìa, lung bàu, trên đồng ruộng bát ngát cánh cò bay ở miền Tây Nam bộ là môi trường lí tưởng cho cá rô sống và sinh sản.

2. Cách bắt cá rô

Cá rô có mặt quanh năm, trên đồng cạn, dưới sông sâu. Cùng với cá lóc, cá trê, cá chốt, người bình dân dùng nhiều hình thức để bắt cá. Từ quăng chài, giăng lưới, xúc rổ, cắm câu, nơm, đến bắt bằng tay không. Từ thực tế điền dã, chúng tôi giới thiệu một số cách bắt cá rô thông dụng.

Bắt cá lên

Quãng tháng 3, khi nước mưa đổ hột, sấm rền vang bầu trời, thì cũng là lúc tới mùa cá lên ruộng để đẻ. Để bắt cá người ta chỉ việc đón những nơi có nguồn nước dẫn lên đồng. Cả người lớn, trẻ con, canh sẵn, chờ cá từ sông tràn vào, lóc lên là bắt. Có điều, nếu bắt không kịp cá sẽ “chạy” mất.

Khi bắt, người ta chỉ “chọn” con trọng, lớn, cá còn nhỏ ít ai chú ý, nếu có lỡ tay, về người ta cũng thả, việc làm vừa bảo vệ nguồn lợi, vừa mang ý thức nhân văn sâu sắc: ăn thì bắt, không phải bắt để tận diệt! Cá rô lúc này nhớt nhiều (để cá lóc qua những chỗ đất khô, cứng), thịt dai nhưng bù lại trứng no tròn bụng, rất béo.Cá rô làm sạch

Câu cá rô tôm tích

Khoảng tháng 5, tháng 6 khi lúa non xanh mơn mởn khắp đồng ruộng, những con cá vượt thoát bờ, khi mưa già, đồng ngập nước đã đẻ trứng. Cá con giờ lớn cỡ một hai ngón tay, dân gian gọi là cá rô tôm tích. Vụ mùa cũng huỡn đãi, con nít, đàn bà, tụm năm tụm ba rủ nhau đi câu.

Muốn câu cá rô tôm tích phải kiếm mồi. Mồi câu cá nhạy nhất là trứng kiến vàng. Kiến vàng làm ổ trên ngọn bần, trâm bầu, cà na. Muốn có trứng kiến phải dùng cây trúc dài mấy thước, buột ở ngọn cái rổ lòng thòng, rồi chọc thẳng vào ổ kiến. Tay phải rung, đập liên hồi vừa để cho trứng kiến rớt vô rổ, vừa đuổi những con kiến lớn.

Cần câu chọn cây trúc nhỏ, thẳng, ngọn cong, tóm lưỡi câu nhỏ cho vừa miệng cá! Đem theo rổ đựng cá, trong có chén đựng trứng kiến vàng làm mồi, đi theo dọc bờ mẫu, lựa chỗ trống trong ruộng lúa. Móc mồi câu. Cá rô con kéo đến từng bầy. Mỗi buổi câu như vậy cũng đủ thoải mái cho bữa ăn gia đình.